Hai kiểu thiết kế luồng lưu thông cơ bản
trong cửa hàng
Khi
thiết kế không gian bán hàng, phần lớn mọi người chỉ chú ý đến việc tạo ra
những luồng lưu thông thuận tiện cho việc di chuyển của khách hàng để họ có thể
dễ dàng tìm kiếm được những sản phẩm mà họ có nhu cầu. Tuy nhiên, sẽ hoàn thiện
hơn cả nếu tính đến việc sắp xếp các lối đi để khách hàng phải “du ngoạn”
nhiều hơn, thấy nhiều hơn và có thể sẽ mua nhiều hơn. Ở bài này, chúng tôi sẽ
trao đổi với các bạn về hai phương thức thường gặp nhất trong việc tạo luồng
lưu thông, được xem là rất thành công trong việc dẫn dắt khách hàng mà bạn có
thể tham khảo: phương thức Racetrack và phương thức Power Aisle.
Phương thức Racetrack (bố trí theo kiểu trường đua)
Điểm nổi bật của phương thức sắp xếp này giúp tạo nên một cặp hai luồng lưu thông, giúp mang đến những luồng di chuyển theo hướng đường vòng, dẫn khách hàng của bạn đi từ cửa chính, rồi đánh một vòng quanh cửa hàng, và cuối cùng là kết thúc chuyến hành trình nhỏ này tại quầy tính tiền. Thêm một lý do nữa khiến thể thức này trở nên đáng chú ý là chúng giúp tăng tối đa số lượng các đầu kệ để hàng dọc theo hướng di chuyển, hấp dẫn và khuyến khích khách hàng đi hết từ hết quầy hàng này sang quầu khác, từ phía mặt tiền cho đến những góc khuất khác của cửa hàng, khám phá thêm ngay cả những quầy hàng chuyên dụng với những sản phẩm vốn khá kén chọn người mua.
Phương thức Racetrack (bố trí theo kiểu trường đua)
Điểm nổi bật của phương thức sắp xếp này giúp tạo nên một cặp hai luồng lưu thông, giúp mang đến những luồng di chuyển theo hướng đường vòng, dẫn khách hàng của bạn đi từ cửa chính, rồi đánh một vòng quanh cửa hàng, và cuối cùng là kết thúc chuyến hành trình nhỏ này tại quầy tính tiền. Thêm một lý do nữa khiến thể thức này trở nên đáng chú ý là chúng giúp tăng tối đa số lượng các đầu kệ để hàng dọc theo hướng di chuyển, hấp dẫn và khuyến khích khách hàng đi hết từ hết quầy hàng này sang quầu khác, từ phía mặt tiền cho đến những góc khuất khác của cửa hàng, khám phá thêm ngay cả những quầy hàng chuyên dụng với những sản phẩm vốn khá kén chọn người mua.
Ảnh: tổng hợp
Đối với nhiều Trung tâm thương mại, việc xếp đặt những khoảng trống rộng từ 3.5 -7 mét giữa các kệ hàng sẽ dẫn dụ khách hàng đến những kệ hàng đặt dựa vào tường, các kệ biên, hoặc một khu vực trưng bày theo phương thức Racetrack khác. Đối với loại phương thức này thì những loại hàng hóa có lợi nhuận cao thường được đặt ở vị trí trung tâm. Ngoài ra, những giá, kệ chuyên dụng, các vật dụng quảng cáo có thể được xếp đặt rải rác xuyên suốt trên những khoảng không rộng giữa các kệ hàng – điểm đặc trưng của thể thức luồng lưu thông này.
Phương thức Power Aisle (bố trí theo kiểu tận dụng lối đi)
Ảnh: tổng hợp
Điểm khác biệt duy nhất giữa Power Aisle và Racetrack đó là khoảng cách của những vật dụng bày trí cố định sẽ được xếp xéo theo hướng từ đầu góc này đến đầu góc kia dựa trên sơ đồ cửa hàng. Do đó, ở thể thức này, người ta cũng vẫn bắt gặp những khoảng cách rộng và ngắn giữa các lối đi từ 3.5 đến 7m, được xếp xen kẽ vào đó là những vật dụng trưng bày trong cửa hàng, thích hợp cho những không gian mua sắm lớn và những cuộc dạo thăm của những tín đồ thời trang. Cũng giống như phương thức Racetrack”, cách sắp xếp này cuối cùng cũng dẫn đến quầy tính tiền sau khi khách hàng đã đi vòng quanh cửa hàng.
(PROProduction.vn)
Giới tính quyết định những ưu tiên khác nhau
khi mua sắm
Khác
biệt nhu cầu của Vua và Hoàng hậu
Những dữ liệu khảo sát này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp bán lẻ để có thể tiếp cận và chinh phục lòng trung thành của khách hàng theo giới. “Đàn ông mua, còn phụ nữ sắm” chỉ ra rằng phụ nữ thường gặp rắc rối trong mua sắm nhiều hơn nam giới, 53% so với 48%.
Đối với phụ nữ, khó khăn hàng đầu khi mua sắm là “không được trợ giúp khi cần”. Đó cũng chính là lý do chính mà phần lớn cửa tiệm mất khách nữ. Nếu đội ngũ nhân viên của cửa tiệm hoặc các công cụ trên trang bán hàng trực tuyến không hỗ trợ đúng lúc, đúng cách, thì sẽ mất khách. Trong khi đó, đàn ông thường chỉ bực mình khi “khó tìm chỗ đậu xe gần cửa ra vào của tiệm”. Bên cạnh đó, các chị em dễ xiêu lòng trước nhiều món, miễn sao nó hợp nhãn, nhưng các anh thì chỉ muốn thứ mình cần. Vậy nên, lý do phần lớn cửa tiệm mất khách nam là trữ không đủ hàng…Hơn thế nữa, khách nam và nữ có những phản ứng khác nhau đối với hỗ trợ mua sắm. Nam giới cần được chỉ giúp món họ cần nằm ở đâu, và tính tiền nhanh gọn lẹ. Nhưng nữ giới thường muốn nhân viên bán hàng tư vấn cái nào là tốt, phù hợp nhất. Phụ nữ cũng thích nhân viên bán hàng tôn mình lên thành thượng đế.
Những dữ liệu khảo sát này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp bán lẻ để có thể tiếp cận và chinh phục lòng trung thành của khách hàng theo giới. “Đàn ông mua, còn phụ nữ sắm” chỉ ra rằng phụ nữ thường gặp rắc rối trong mua sắm nhiều hơn nam giới, 53% so với 48%.
Đối với phụ nữ, khó khăn hàng đầu khi mua sắm là “không được trợ giúp khi cần”. Đó cũng chính là lý do chính mà phần lớn cửa tiệm mất khách nữ. Nếu đội ngũ nhân viên của cửa tiệm hoặc các công cụ trên trang bán hàng trực tuyến không hỗ trợ đúng lúc, đúng cách, thì sẽ mất khách. Trong khi đó, đàn ông thường chỉ bực mình khi “khó tìm chỗ đậu xe gần cửa ra vào của tiệm”. Bên cạnh đó, các chị em dễ xiêu lòng trước nhiều món, miễn sao nó hợp nhãn, nhưng các anh thì chỉ muốn thứ mình cần. Vậy nên, lý do phần lớn cửa tiệm mất khách nam là trữ không đủ hàng…Hơn thế nữa, khách nam và nữ có những phản ứng khác nhau đối với hỗ trợ mua sắm. Nam giới cần được chỉ giúp món họ cần nằm ở đâu, và tính tiền nhanh gọn lẹ. Nhưng nữ giới thường muốn nhân viên bán hàng tư vấn cái nào là tốt, phù hợp nhất. Phụ nữ cũng thích nhân viên bán hàng tôn mình lên thành thượng đế.
Ảnh: tổng hợp
Một phụ nữ tuổi từ 18 đến 35 sẽ hài lòng với người bán hàng “niềm nở giới thiệu thiết kế mới và khuynh hướng thời trang hiện hành”. Còn nam giới thường “không cần sự có mặt của người bán hàng, chỉ cần họ nhanh tay ở quầy thanh toán”. Paula Courtney, Chủ tịch Verde Group, nhận định: thái độ đối với nhân viên bán hàng phản ánh sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng giữa khách nam và nữ.
Khi được hỏi là chuyện gì xảy ra sẽ khiến bạn chẳng bao giờ bước vào tiệm đó lần nữa, phụ nữ trả lời là: “Khi người bán hàng có thái độ khó chịu, cứ như thể mình đột ngột xông vào phá rối cuộc tán gẫu của họ và làm mất thời gian của họ”. Đàn ông thì “Khi người bán hàng làm biếng, không kiểm tra xem món mình cần còn hàng không, hoặc không chỉ giúp vị trí đặt món mình cần”.
Bên cạnh đó, phải chú ý đến khâu phân loại và sắp xếp hàng hóa. Nhiều nhà quản lý muốn giới thiệu thật nhiều hàng đến mọi vị khách, nhưng các cuộc khảo sát gần đây lại thấy rằng: “Những phụ nữ hiện đại vốn rất bận rộn, nên muốn ai đó giúp mình khâu tuyển chọn sơ khảo”. Và cuối cùng, để phục vụ tốt cả khách nam lẫn nữ, thì các công ty nên thuê nữ nhân viên vào khắp các vị trí, từ bán hàng đến tiếp thị, từ nhân viên đến quản lý.
Theo giải thích khoa học, phụ nữ vốn đi hái lượm còn đàn ông thì săn bắt. Vậy nên, khi mua sắm, phụ nữ rà soát khắp cửa tiệm, còn nam giới lại nhắm thẳng đến tủ hàng mình thích rồi mua đúng cái mình cần. Phụ nữ và đàn ông đều bước vào tiệm để tìm mua thứ mình cần, nhưng chỉ có phụ nữ đảo mắt khắp nơi để tiện thể xem có gì mới, lạ, đẹp. Kết quả là phụ nữ thường mua nhiều hơn cái mình cần. Phụ nữ muốn tương tác với nhân viên bán hàng. Trong khi các anh cần câu trả lời nhanh gọn, thì các chị lại muốn từ tốn trò chuyện, bàn bạc.
Ảnh: tổng hợp
Khảo sát cũng cho thấy rằng nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng cực kì quan trọng cho thành công của doanh nghiệp. Bởi vì họ là những người đối thoại trực tiếp, tạo nên sự khác biệt so với những đối thủ cùng ngành, phân phối cùng sản phẩm (hoặc những sản phẩm tương tự nhau). Hơn thế nữa, nếu bãi đậu xe chật hay rộng quá thì có vẻ khó thay đổi, nhưng tuyển chọn và huấn luyện nhân viên hợp ý là việc trong tầm tay.
Thắp sáng cho cửa hàng và cho cả doanh
số của bạn
Cho
dù bạn có cố gắng bày biện cửa hàng thế nào, hàng hóa của bạn có tốt và đa dạng
bao nhiêu thì việc làm hỏng phần ánh sáng trong cửa hàng có thể là cú đạp đổ
tất cả những nỗ lực của bạn. Việc thiết kế ánh sáng có thể tạo nên
những sự khác biệt, nhưng rất tiếc, lại thường bị sao nhãng. Ánh sáng
giúp điều hòa cảm xúc của con người khi họ bước vào một không gian nào đó. Cửahàng của bạn, sản phẩm của bạn thể hiện được sắc thái như thế nào cũng tùy
thuộc vào cách bố trí ánh sáng mà bạn đang thể hiện.
Dưới đây là một số điều căn bản mà các chủ cửa hàng nên ghi nhớ khi có kế hoạch bố trí ánh sáng trong không gian kinh doanh riêng của mình.
1. Hài hòa giữa chi phí và hiệu quả
Việc lựa chọn những giải pháp ít tốn kém, đôi khi chỉ là tạm thời. Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm ngân sách, thì ít nhất hãy chọn những hướng giải quyết với phần chi phí cao hơn một chút so với mức tối thiểu. Lý do giải thích cho lời khuyên này sẽ được đưa ra bằng một ví dụ thật. Vào năm ngoái, khi một khách hàng của chúng tôi mở thêm một cửa hàng mới. Việc chiếu sáng đã trở thành một mối quan tâm lớn khi cân nhắc đến yếu tố ngân sách. Với cửa hàng này, các bóng đèn cần được thắp sáng 10 giờ mỗi ngày. Ban đầu, anh ta đã nghĩ đến loại bóng đèn halogen – loại rẻ nhất. Nhưng cuối cùng anh lại phát hiện ra đèn LED như một sự thay thế khả dĩ bởi loại đèn này có thể phát ra ánh sáng tương đương với loại đèn 50W, nhưng chúng chỉ hao tốn 15W năng lượng sử dụng. Thêm nữa, các loại đèn LED còn có thể thắp sáng trong 50.000 giờ, gấp 10 lần các loại đèn halogen. Với đèn LED, tiền điện mà anh ta phải tra hàng tháng chỉ còn khoảng ¼ con số ban đầu.
Dưới đây là một số điều căn bản mà các chủ cửa hàng nên ghi nhớ khi có kế hoạch bố trí ánh sáng trong không gian kinh doanh riêng của mình.
1. Hài hòa giữa chi phí và hiệu quả
Việc lựa chọn những giải pháp ít tốn kém, đôi khi chỉ là tạm thời. Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm ngân sách, thì ít nhất hãy chọn những hướng giải quyết với phần chi phí cao hơn một chút so với mức tối thiểu. Lý do giải thích cho lời khuyên này sẽ được đưa ra bằng một ví dụ thật. Vào năm ngoái, khi một khách hàng của chúng tôi mở thêm một cửa hàng mới. Việc chiếu sáng đã trở thành một mối quan tâm lớn khi cân nhắc đến yếu tố ngân sách. Với cửa hàng này, các bóng đèn cần được thắp sáng 10 giờ mỗi ngày. Ban đầu, anh ta đã nghĩ đến loại bóng đèn halogen – loại rẻ nhất. Nhưng cuối cùng anh lại phát hiện ra đèn LED như một sự thay thế khả dĩ bởi loại đèn này có thể phát ra ánh sáng tương đương với loại đèn 50W, nhưng chúng chỉ hao tốn 15W năng lượng sử dụng. Thêm nữa, các loại đèn LED còn có thể thắp sáng trong 50.000 giờ, gấp 10 lần các loại đèn halogen. Với đèn LED, tiền điện mà anh ta phải tra hàng tháng chỉ còn khoảng ¼ con số ban đầu.
Ảnh: tổng hợp
2. Cảnh giác với những trào lưu nhất thời
Cho dù những loại đèn LED đang giành được rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây bởi sự tiện dụng của nó, thì bạn cũng đừng đơn giản hóa bằng cách chạy theo những gì người khác đang làm một cách mù quáng. Hãy chắc chắn những công cụ thắp sáng của bạn được mua từ những nhà cung cấp có danh tiếng hoặc đã được kiểm chứng trước đó về chất lượng. Thử để khía cạnh chất lượng lên bàn cân, ngay cả những loại đèn LED có chất lượng tốt nhất cũng chưa chắc là sự lựa chọn đúng đắn cho cửa hàng của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm các loại bóng đèn khác vì đôi khi các loại đèn LED chỉ phù hợp khi bạn cần những luồng ánh sáng mạnh.
3. Đảm bảo rằng các sản phẩm của bạn được thể hiện tốt nhất
Sử dụng duy nhất một loại ánh sáng xuyên suốt cửa hàng sẽ không làm cho các sản phẩm của bạn trở nên nổi bật hơn. Bạn muốn các luồng ánh sáng có nhiều lớp xen kẽ vào nhau. Nhìn chung đối với những luồng ánh sáng chung, hãy cân nhắc việc bố trí các luồng sáng chủ đạo theo hướng từ trên trần xuống, hay ngay cả các loại đèn đặc biệt được lắp để chiếu vào các vật dụng hay quầy kệ như cái chùm đèn treo. Với cách bố trí khéo léo, bạn chắc chắn sẽ có riêng cho mình một không gian với rất nhiều điều thú vị.
4. Hài hoà phần ánh sáng với thiết kế tổng thể.
Việc này rõ ràng vô cùng quan trọng. Tuỳ theo mặt hàng mà bạn đang bán, các yếu tố bày trí bao quanh cần được lựa chọn cẩn thận để không quá khác biệt và thiếu đi sự đồng nhất. Đối với ánh sáng, ta cần bố trí sao cho những chi tiết chính cần được làm nổi bật. Có thể tuỳ theo từng mùa nhất định mà ta có thể thay các loại bóng đèn có màu sắc khác nhau cho phù hợp.
Ảnh: tổng hợp
5. Đáp ứng được những quy tắc về năng lượng.
Trước khi bạn đầu tư vào ánh sáng, hãy tính toán về công suất tối đa có thể có được trên một mét vuông. Muốn có được điều này, tốt hơn hết là bạn nên làm việc cùng những chuyên gia trong ngành, những người sẽ cho bạn những lời khuyên đúng đắn về số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được mà vẫn đảm bảo rằng bạn có được hiệu quả mà bạn mong muốn.
6. Cân nhắc về sự bảo dưỡng lâu dài.
Bạn sẽ phải thay bóng đèn, điều chỉnh lại các góc độ ánh sáng hay có những thay đổi thích hợp khi cần thiết. Đó là quá trình bảo dưỡng mà bất cứ cửa hàng nào cần phải thực hiện. Bạn phải giữ các bóng đèn sạch sẽ, tránh tối đa việc nhiệt độ trong cửa hàng bị tăng lên khi sử dụng quá nhiều bóng đèn có công suất cao. Đôi khi, những phiền phức n sẽ không xuất hiện ngay ở thời gian đầu. Ví dụ như các bóng đèn trong cửa hàng của bạn phần lớn được nhập từ nước ngoài. Chúng rất đẹp trong thời gian đầu sử dụng, nhưng sau đó bạn phát hiện ra rằng, chúng cũng tốn gấp nhiều lần điện năng sử dụng so với những loại khác. Chưa kể đến việc bạn phải rất mất thời gian trong việc sửa chữa hay tìm những linh kiện thay thế mỗi khi có hư hỏng xảy ra.
(PROProduction.vn)
Âm nhạc có cần thiết trong ngành bán lẻ?
Đã bao giờ bạn rảo bước trong những cửa hàng mua sắm, lắng nghe những giai điệu du dương từ chiếc máy chơi nhạc và tự hỏi: Tại sao họ lại bật nhạc trong cửa hàng? Tại sao người chủ cửa hàng lại bật loại nhạc này mà không phải là một dòng nhạc nào khác? Thế thì, hãy dành một chút thời gian để đọc tiếp những dòng chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp hết các thắc mắc và tò mò của bạn.
Giải tỏa căng thẳng cho khách hàng
Tạo ra sự thư giãn, thoải mái là tác dụng đầu tiên mà âm nhạc mang lại cho khách hàng của bạn. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng các thượng đế của bạn sẵn sàng chi mạnh tay hơn khi họ đang ở trong tâm trạng vui vẻ, dễ chịu. Đặc biệt, nếu bạn chọn đúng những dòng nhạc phù hợp với không gian mua sắm của bạn vì nó giúp phần nào làm tăng chỉ số serotonin – vốn được biết đến là “hoóc mon hạnh phúc”, giúp điều tiết chỉ số cảm xúc cho mỗi người.
Ảnh: tổng hợp
Hỗ
trợ bán hàng
Đặc biệt trong các cửa hàng điện máy nơi người ta cho bật liên tục hết bài hát này đến bản nhạc khác với mục đích lôi kéo và cho khách hàng “dùng thử” trước khi quyết định mua sản phẩm. Để ý khi đi dọc theo lối đi khu vực bày bán các loại loa, bạn có thể dễ dàng nghe thấy sự khác biệt trong các loại âm thanh được đánh ra, từ đo nhận biết được chất lượng âm thanh của từng loại loa. Một ví dụ khác mà chúng tôi có thể đưa ra cho nhận định này mà chắc chắn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày đó là tại các cửa hàng bán đĩa nhạc. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các cửa hàng loại này đều bật những đĩa nhạc đang bán chạy nhất trên thị trường với mục đích là chạm đến thị hiếu phần đông người nghe, và từ đó giúp họ bán hàng tốt hơn.
Nhắc nhở về các dịp đặc biệt, mùa trong năm
Thơ thẩn một vòng quanh các cửa hàng vào mùa Noel, bạn sẽ nghe được rất nhiều lần những giai điệu quen thuộc cho mùa Giáng Sinh. Điều này cho thấy, âm nhạc ở đây không chỉ đóng vai trò như một điểm “trang trí sinh động” cho cửa hàng nữa, mà còn là người phụ tá tốt bụng giúp nhắc nhớ mọi người vể thời khắc hiện tại trong năm. Và một luận điểm nữa cũng sẽ được đưa ra khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khách hàng thường sẽ chọn mua những đĩa nhạc Giáng Sinh tại những của hàng bật những bài hát có chủ đề này thay vì mua đĩa tại những cửa hàng bật những bài hát không có liên quan đến mùa.
Đặc biệt trong các cửa hàng điện máy nơi người ta cho bật liên tục hết bài hát này đến bản nhạc khác với mục đích lôi kéo và cho khách hàng “dùng thử” trước khi quyết định mua sản phẩm. Để ý khi đi dọc theo lối đi khu vực bày bán các loại loa, bạn có thể dễ dàng nghe thấy sự khác biệt trong các loại âm thanh được đánh ra, từ đo nhận biết được chất lượng âm thanh của từng loại loa. Một ví dụ khác mà chúng tôi có thể đưa ra cho nhận định này mà chắc chắn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày đó là tại các cửa hàng bán đĩa nhạc. Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các cửa hàng loại này đều bật những đĩa nhạc đang bán chạy nhất trên thị trường với mục đích là chạm đến thị hiếu phần đông người nghe, và từ đó giúp họ bán hàng tốt hơn.
Nhắc nhở về các dịp đặc biệt, mùa trong năm
Thơ thẩn một vòng quanh các cửa hàng vào mùa Noel, bạn sẽ nghe được rất nhiều lần những giai điệu quen thuộc cho mùa Giáng Sinh. Điều này cho thấy, âm nhạc ở đây không chỉ đóng vai trò như một điểm “trang trí sinh động” cho cửa hàng nữa, mà còn là người phụ tá tốt bụng giúp nhắc nhớ mọi người vể thời khắc hiện tại trong năm. Và một luận điểm nữa cũng sẽ được đưa ra khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khách hàng thường sẽ chọn mua những đĩa nhạc Giáng Sinh tại những của hàng bật những bài hát có chủ đề này thay vì mua đĩa tại những cửa hàng bật những bài hát không có liên quan đến mùa.
Ảnh: tổng hợp
Giúp
bạn có cảm giác vừa vặn hơn khi chọn đồ
Nếu bạn đi vào những cửa hàng bán quần áo dành cho trẻ nhỏ, cơ hội chọn được món hàng ưng ý hẳn sẽ gia tăng hơn rất nhiều nếu bạn vừa thử đồ vừa lắng nghe những giai điệu trong Top 4o những bài hát hay nhất. Đây là một chiêu thức rất tuyệt khi bạn muốn đưa các khách hàng của mình lạc trong những tâm trạng hang hái đặc biệt để sẵn sàng mua những món hàng hợp thời được trưng bày.
Xoa dịu chính nhân viên bán hàng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu suất làm việc của các nhân viên sẽ được cải thiện chút ít khi nhạc được bật trong cửa hàng. Không phải lúc nào cửa hàng cũng đông khách ra vào, việc làm cho nhân viên cảm thấy dễ chịu cũng là một cách gián tiếp khiến cho khách hàng dễ chịu khi nhân viên bán hàng là quân tiên phong giúp bạn tiếp cận khách hàng được tốt hơn.
Từ lâu, nhiều nhà bán lẻ đã khá quen thuộc với những thông tin cũng như lợi ích mà âm nhạc mang lại trong bán lẻ và chính bản thân họ cũng đã và đang hài lòng ít nhiều với những thành quả mà âm nhạc mang lại trong đời sống kinh doanh của chính họ.
Những lần tới khi bạn bước vào một cửa hàng nào đó, và nếu còn chưa tin tưởng lắm vào những điều PP viết ở đây và bạn vẫn cứ nghĩ rằng bật nhạc trong cửa hàng chũng chỉ là để giúp cho các nhân viên bán hàng không cảm thấy uể oải trong khi đang làm việc… thì hãy cứ thử làm một cuộc thí nghiệm nhỏ với chính mình xem bạn đã móc hầu bao nhanh ra sao khi đang ở trong một cửa hàng đang bật toàn những bài hát mà bạn đang yêu thích nhé.
Nếu bạn đi vào những cửa hàng bán quần áo dành cho trẻ nhỏ, cơ hội chọn được món hàng ưng ý hẳn sẽ gia tăng hơn rất nhiều nếu bạn vừa thử đồ vừa lắng nghe những giai điệu trong Top 4o những bài hát hay nhất. Đây là một chiêu thức rất tuyệt khi bạn muốn đưa các khách hàng của mình lạc trong những tâm trạng hang hái đặc biệt để sẵn sàng mua những món hàng hợp thời được trưng bày.
Xoa dịu chính nhân viên bán hàng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu suất làm việc của các nhân viên sẽ được cải thiện chút ít khi nhạc được bật trong cửa hàng. Không phải lúc nào cửa hàng cũng đông khách ra vào, việc làm cho nhân viên cảm thấy dễ chịu cũng là một cách gián tiếp khiến cho khách hàng dễ chịu khi nhân viên bán hàng là quân tiên phong giúp bạn tiếp cận khách hàng được tốt hơn.
Từ lâu, nhiều nhà bán lẻ đã khá quen thuộc với những thông tin cũng như lợi ích mà âm nhạc mang lại trong bán lẻ và chính bản thân họ cũng đã và đang hài lòng ít nhiều với những thành quả mà âm nhạc mang lại trong đời sống kinh doanh của chính họ.
Những lần tới khi bạn bước vào một cửa hàng nào đó, và nếu còn chưa tin tưởng lắm vào những điều PP viết ở đây và bạn vẫn cứ nghĩ rằng bật nhạc trong cửa hàng chũng chỉ là để giúp cho các nhân viên bán hàng không cảm thấy uể oải trong khi đang làm việc… thì hãy cứ thử làm một cuộc thí nghiệm nhỏ với chính mình xem bạn đã móc hầu bao nhanh ra sao khi đang ở trong một cửa hàng đang bật toàn những bài hát mà bạn đang yêu thích nhé.
Khách hàng di chuyển như thế nào trong cửahàng của bạn
Gần 90% khách hàng có khuynh hướng rẽ phải và đi theo hướng ngược kim đồng hồ khi bước vào một cửa hàng. Những lối đi rộng khiến khách hàng rảo bước nhanh hơn trong khi những lối đi hẹp hơn lại có khả năng làm khách hàng bước chậm lại và ngắm nhìn những món hàng hàng hóa xung quanh. Việc nhận biết được những thói quen trong cách di chuyển của khách hàng sẽ giúp bạn tăng thêm tính hiệu quả trong việc thiết kế cửa hàng một cách khoa học và hấp dẫn thông qua việc sắp xếp luồng lưu thông trong cửa hàng dựa trên những kinh nghiệm đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó.
Rẽ phải.
Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng ắt hẳn bạn không biết rằng chúng ta cũng thuận cả chân phải? Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy thử để ý xem khi bạn bước lên một bậc thềm, chân nào có khuynh hướng chi phối hướng đi của bạn? Những người thuận chân phải thường có thói quen đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi dạo một vòng trong cửa hàng. Lý thuyết là vậy, vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng điều này vào thực tế?
Ảnh: tổng hợp
Nào ta cùng nhìn lại xem quầy tính tiền của
cửa hàng bạn đặt ở đâu nhé. Như chúng ta biết, hầu hết khách hàng khi bước vào
cửa hàng vào rẽ phải, và họ gặp ngay quầy tính tiền? Điều này sẽ làm khách hàng
ít nhiều giảm ngay hứng khởi mua sắm bởi một thông điệp vô tình: Mình sẽ tốn
tiền rồi đây… Một câu hỏi khác được đặt ra: bạn có đặt bất kỳ một vật chắn lớn
nào (dù chỉ là nhằm mục đích trang trí) ở phía trước cửa hàng hay không? Nếu là
như vậy, chính điều này sẽ tạo nên sự tắc nghẽn trong lưu thông tại cửa hàng bạn.
Nếu khách khi vừa bước vào cửa hàng thì đã chạm trán ngay sự tắc nghẽn thì bạn
hãy cứ tin rằng họ sẽ bỏ đi ngay lập tức thay vì cố gắng chen chúc nhau hay chờ
đợi những người khác đi qua.
Rộng, hẹp và sự tắc nghẽn.
Khi nói về các cách thức lưu thông trong một cửa hàng, không gì có thể tốt hơn việc nói về cách thiết kế bên trong một cửa hàng. Ta cùng tìm hiểu xem việc thiết kế đúng sẽ tác động tốt như thế nào đến việc lưu thông trong cửa hàng nhé. Những lối đi rộng sẽ khiến khách đi qua nhanh hơn ngay cả những món hàng mà họ có ý định mua trước khi bước vào cửa hàng. Thoạt nghe những lối đi rộng này có vẻ khá ổn đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhưng lại là một sai lầm đối với những của hàng bán lẻ chuyên dụng nhỏ. Vì theo khảo sát thì mỗi khách hàng chỉ dành trung bình khoảng 8 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy khách hàng sẽ không thể nhìn thấy nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một lúc. Chúng ta cần làm khách hàng bước chậm lại để họ có thể thấy thêm nhiều hàng hóa mà chúng ta đang có. Việc cần làm là thiết lập những lối đi có độ rộng vừa phải buộc khách hàng di chuyển chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm mà ta đang bày bán, nhưng cũng đừng quá hẹp mà tạo ra sự tắc nghẽn. Đó quả là một bài toán khó khi ta vừa phải đảm bảo việc một nửa trước cửa hàng không bị tắc nghẽn trong khi ta vẫn muốn khách hàng sẽ dừng lại ở cửa hàng của ta lâu hơn. Do vậy, nơi lý tưởng nhất mà khách hàng thường nán lại là ở phía cuối cửa hàng. Để đạt được điều này, bạn nên sắp xếp sao cho các món hàng được trưng bày với mật độ thưa hơn ở phần trước của cửa hàng và ngược lại tỷ lệ này sẽ được tăng dần khi càng về nửa sau cửa hàng, nơi mà khách hàng có khuynh hướng nán lại lâu hơn để nhìn ngắm các sản phẩm.
Rộng, hẹp và sự tắc nghẽn.
Khi nói về các cách thức lưu thông trong một cửa hàng, không gì có thể tốt hơn việc nói về cách thiết kế bên trong một cửa hàng. Ta cùng tìm hiểu xem việc thiết kế đúng sẽ tác động tốt như thế nào đến việc lưu thông trong cửa hàng nhé. Những lối đi rộng sẽ khiến khách đi qua nhanh hơn ngay cả những món hàng mà họ có ý định mua trước khi bước vào cửa hàng. Thoạt nghe những lối đi rộng này có vẻ khá ổn đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhưng lại là một sai lầm đối với những của hàng bán lẻ chuyên dụng nhỏ. Vì theo khảo sát thì mỗi khách hàng chỉ dành trung bình khoảng 8 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy khách hàng sẽ không thể nhìn thấy nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một lúc. Chúng ta cần làm khách hàng bước chậm lại để họ có thể thấy thêm nhiều hàng hóa mà chúng ta đang có. Việc cần làm là thiết lập những lối đi có độ rộng vừa phải buộc khách hàng di chuyển chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm mà ta đang bày bán, nhưng cũng đừng quá hẹp mà tạo ra sự tắc nghẽn. Đó quả là một bài toán khó khi ta vừa phải đảm bảo việc một nửa trước cửa hàng không bị tắc nghẽn trong khi ta vẫn muốn khách hàng sẽ dừng lại ở cửa hàng của ta lâu hơn. Do vậy, nơi lý tưởng nhất mà khách hàng thường nán lại là ở phía cuối cửa hàng. Để đạt được điều này, bạn nên sắp xếp sao cho các món hàng được trưng bày với mật độ thưa hơn ở phần trước của cửa hàng và ngược lại tỷ lệ này sẽ được tăng dần khi càng về nửa sau cửa hàng, nơi mà khách hàng có khuynh hướng nán lại lâu hơn để nhìn ngắm các sản phẩm.
Ảnh: tổng hợp
Một lưu ý quan trọng nữa trong việc sắp xếp trong cửa hàng mà ta cần quan tâm là các giá kệ hay vật dụng trưng bày có hình tròn. Mặc dù những vật dụng hình tròn có thể dựng rất nhiều hàng hóa nhưng hãy cân nhắc cẩn thận khi sắp đặt chúng theo dọc lối đi. Khách hàng rất có thể sẽ không đi hết một vòng quanh loại vật dụng này và một số khác có thể nhìn thấy ngay cửa ngay khi họ vừa nhìn ngắm hàng hóa xong. Nơi lý tưởng để đặt những vật dụng trưng bày có dạng tròn là tại phần cuối của cửa hàng nơi khách hàng cần quay vòng lại.
Nói về các vật dụng trưng bày dạng tròn, luồng lưu thông của khách hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi hình dạng của các vật dụng trưng bày nói chung. Những vật dụng trưng bày có hình dạng như cột hình vuông hoặc có góc cứng thường mang lại sự cản trở sự lưu thông. Thay vào đó, việc làm tròn cạnh hơn các cột vuông hay làm cho khu vực tường trở nên lõm hơn so với bình thường sẽ làm cho cửa hàng của bạn nên hấp dẫn, mời gọi hơn trong khi điều này cũng cải thiện ít nhiều luồng lưu thông trong cửa hàng.
Khi bước vào cửa hàng của bạn, khách hàng
thường di chuyển sang bên phải. Do đó, họ phải nhìn ra phía trước khi di
chuyển. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tìm ra chính xác nơi họ nhìn? Như một
vấn đề của thực tế, chúng tôi có một gơi ý nhỏ: Khi bước vào một cửa hàng,
khách hàng thường nhìn vào bức tường bên phải của cửa hàng ở một góc 45 độ tính
từ lối vào. Điều này gợi ý cho ta việc cung cấp một điều gì đó thật hấp dẫn tại
đây để khuyến khích khách hàng cam kết ở lại lâu hơn bên trong cửa hàng của
bạn.
Ảnh: tổng hợp
Đây được xem như một “điểm hấp dẫn” mà ta có
thể tận dụng để bắt được những suy nghĩ, ước muốn thầm kín từ khách hàng. Những
điều mà ta thể hiện nên phản ánh trực tiếp lối sống mà họ đang hướng đến hay
khao khát. Đó có thể là những hình ảnh về cuộc sống, họa tiết, áp phích,...bạn
nên sắp đặt chúng tại vị trí này để nâng cao mức độ "chào đón" trong
cửa hàng của bạn. Bây giờ hãy nhìn vào những gì mà cửa hàng bạn đang có nào. Có
bất kỳ chi tiết nào trong cửa hàng của bạn nói cho khách hàng biết rằng cửa
hàng của bạn là một chuỗi dài không dứt những thứ mà khách hàng khao khát?
"Nếu vậy, bạn đang tạo ấn tượng về một cái bẫy không gian. Khách hàng luôn
hào hứng đi tìm kiếm và khám phá những cửa hàng mà họ không thấy lối ra. Thông
thường, điểm kết thúc lý tưởng này là khoảng 9m tính từ lối vào của cổng chính.
Hãy trợ giúp khách hàng của bạn tránh được cảm giác họ có thể bị mắc kẹt trong
cửa hàng bạn bằng cách sử dụng tầng hay sơ đồ hướng dẫn để cho họ thấy làm thế
nào để đi vào hay đi ra.
Phân tích sơ đồ cửa hàng
Phân tích sơ đồ cửa hàng
Bạn có thể làm một cuộc phân tích nhỏ với
những gợi ý sau của chúng tôi: Luồng lưu thông trong cửa hàng bạn có tốt không?
Có khu vực nào của cửa hàng mà bạn không nhìn thấy được luồng lưu thông? Hãy
thử kỹ thuật đơn giản này: Vẽ một sơ đồ cửa hàng và đếm số lượng người mua sắm
ở những nhóm sản phẩm khác nhau. Sử dụng công cụ này để xác định các khu vực
của cửa hàng của bạn không nhận được luồng lưu thông nhiều như bạn cần, sau đó
điều chỉnh lại mô hình luồng lưu thông của bạn. Lưu lượng khách hàng trong cửa hàng giống như một dòng sông. Bạn hãy sử dụng các kỹ thuật trong bài viết này
để giữ cho hàng hóa đầy đủ và thiết kế cách mà khách hàng sẽ di chuyển trong
cửa hàng bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét